Nghệ sỹ miền sông nước Cửu Long hát về Bác Ba Lê Duẩn kính yêu

Trong các nghệ sỹ quân đội hiện nay, ít ai có được một quá trình nghệ thuật, cùng một “tiểu sử” nghệ thuật đẹp như Thượng tá, NSƯT Nguyễn Hương Giang, giảng viên Thanh nhạc Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Tốt nghiệp Trường nghệ thuật quân đội năm 21 tuổi, với sức xuân phơi phới, cô gái xứ Nghệ Hương Giang (Cháu ruột của nhạc sỹ An Thuyên người quê Quỳnh Lưu Nghệ An) đã tình nguyện khoác ba lô vào miền cực Nam đất nước, làm một ca sỹ trẻ của Đoàn nghệ thuật của những người lính miền sông nước Cửu long - Đoàn nghệ thuật Quân khu 9.

z4271245701769-f3196e12cabcdf08bd6060f26e515153-1681709870.jpg

Thượng tá, NSƯT Nguyễn Hương Giang

Ở đơn vị nghệ thuật xa xôi này, Hương Giang đã trưởng thành từ thiếu úy lên đại úy, đã có bao ngày đêm xuôi ngược trên những kênh rạch miền sông nước để đi biểu diễn phục vụ quân và dân trong các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Theo những chặng đường nghệ thuật, Hương Giang cũng đạt được nhiều thành tích đáng kể, gặt hái nhiều phần thưởng nghệ thuật cao quý: Giải nhì Cuộc thi đơn ca Mùa Xuân và Người Chiến Sĩ do Tổng cục chính trị tổ chức năm 1998; 2 Huy chương bạc truyền hình toàn quốc cho phim ca nhạc của Đài TH cần thơ dự thi Liên hoan phim truyền hình toàn quốc, Huy chương bạc Hội diễn ca múa nhạc Chuyên nghiệp toàn Quân 2003...

Và rực rỡ nhất chính là Huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn Quân 2008 khi Đại úy Nguyễn Hương Giang đã trình diễn rất xuất sắc vai chị Sứ trong nhạc kịch “Hai người mẹ” của Thiếu tướng - nhạc sỹ An Thuyên sáng tác, do Đoàn nghệ thuật QK 9 dàn dựng và biểu diễn. Vở diễn đã giành 3 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn Quân 2008, trong đó có huy chương vàng cho Hương Giang vai chị Sứ.

z4271247248624-4ee5c8789ecb60231b163be00ca54fac-1681709909.jpg  

Điều đặc biệt hơn, đây chính là vở nhạc kịch (Opera) đầu tiên do một Đoàn nghệ thuật Quân khu mạnh dạn xây dựng, và Nguyễn Hương Giang kể như là một trong những nghệ sỹ quân đội đầu tiên trình diễn nhạc kịch và chị đã rất thành công trên sân khấu opera.  

Từ năm 2003 đến 2008, Hương Giang lại khoác ba lô ra Hà Nội học tiếp hệ Cao đẳng và hệ Đại học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Khó khăn thiếu thốn trăm bề, lại phải nuôi con nhỏ, ở nhà thuê... nhưng chị vẫn gắng vượt qua, hoàn thành xuất sắc các khóa học, và với tiếng hát xuất sắc của mình, sau khi tốt nghiệp Hương Giang được đưa về Đoàn nghệ thuật tiêu biểu của toàn quân, là Nhà hát ca múa nhạc quân đội.

Cùng những nghệ sỹ Hồng Hạnh, Trần Tựa, Thúy Nội... họ là những Solitaire, những trụ cột nghệ thuật của Nhà hát. Nếu như ở các đơn vị như Đoàn nghệ thuật QK9, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Hương Giang liên tục được nhận các Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu hay của Trường Đại học, thì về Nhà hát Quân đội, hai năm 2011 và 2012 chị liên tục là Chiến sỹ thi đua của Nhà hát, và hai năm liền được nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng.

z4271252026382-69fd774b40dbb490acbab019ecb73cea-1681709910.jpg  

Về thành tích nghệ thuật, chị cũng gặt hái nhiều thành công: Huy chương vàng Tam ca “Nu ri sa” ở Hội diễn toàn Quân 2003, Huy chương bạc với bài “ Nhớ về mẹ suốt (An thuyên) tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn Quân 2003 do TCCT tổ chức; Huy chương bạc với bài: “Ở rừng nhớ anh” (An Thuyên) tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ văn hóa Thông tin Du lich tổ chức, và đặc biệt với bài hát “Có một dòng suối trong lành” (An Thuyên), chị đã đoạt Huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, một chiếc Huy chương vàng  quý gía mà Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội sau 10 năm từ khi nghệ sỹ Thúy Mị của Nhà hát đoạt được đến giờ mới lại có.

Năm 2013, trong đợt xuất ngoại sang Hàn Quốc biểu diễn của Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, đương nhiên có tiếng hát xuất sắc của Hương Giang, và giữa thủ đô Xơ un nước bạn, chị đã hát” Biển hát chiều nay” được người xem nước bạn nhiệt liệt hoan nghênh.

Phải nói trên đây là một thành tích nghệ thuật rất “khủng”, rất rực rỡ của một nghệ sỹ quân đội, mà nói thật không mấy nghệ sỹ có được. Nó chứng tỏ một quá trình phấn đấu kiên trì, liên tục và hết mình hiến dâng cho nghệ thuật, cho quân đội của người nghệ sỹ mặc áo lính này. Năm 2016, Nguyễn Hương Giang đã vinh dự được nhà nước phong danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú và quân hàm Thượng tá quân đội.

Nhiều ngày tháng qua, ngôi sao nghệ thuật này lặng lẽ trong vai trò một Giảng viên thanh nhạc của trường Đại học Văn hóa Nghê thuật Quân đội. Giọng hát chị vẫn rất hay, kỹ thuật thanh nhạc xem ra ngày càng  thêm điêu luyện vì ngày ngày chị vẫn đều đặn luyện thanh và d1uc rút tro thứ và kinh nghiệm truyền dạy cho các em học sinh thế hệ sau. Và bởi vậy, khi cất lên tiếng hát của mình, chị vẫn làm đắm say bao người...

Thú thực tôi bỗng chợt nhớ  đến con đường nghệ thuật mà người nghệ sỹ này đã trải qua, từ thời nữ sinh trường nghệ thuật quân đội, từ thời Đoàn nghệ thuật Quân khu 9 xa xôi, từ thời tay dắt đứa con ba tuổi từ Cần Thơ về lại Trường học hệ cao đẳng và đại học...

z4271252015838-b42abeabfbcd499953dfb13f1adf4109-1681709910.jpg

Khi cất lên tiếng hát của mình, chị vẫn làm đắm say bao người.

Thật sự phải có những thàng ngày ấy, phải có những thành tích nghệ thuật chói sáng như trên mới có thể có tiếng hát điêu luyên của Nguyễn Hương Giang hôm nay, khi chúng tôi nghe chị hát “Khắc ghi tên Người- Bác Ba Lê Duẩn”, một sáng tác mới, một bài hát rất hay của nhạc sỹ Ngọc Khuê và lời thơ của anh Lê Khánh Hưng, cháu nội của TBT Lê Duẩn, một bài hát về  nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng- nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Người.

“Có lẽ bởi quê hương tôi ở Nghệ An, nên từ tuổi ấu thơ giọng hát của tôi đã thấm đậm chất ví dặm. Nên các tác giả Ngọc Khuê và Lê Khánh Hưng đã mời tôi là ca sỹ đầu tiên được vinh dự hát bài hát này, một bài hát đậm đà chất dân gian Nghệ Tĩnh. Phải nói ngay đây là một sáng tác rất hay, cả nhạc và lời thơ, về Người lãnh tụ của Đảng là Tổng  bí  thư Lê Duẩn.

z4271252022860-b415d93a8a1fd256a670797a9dba0ab8-1681709910.jpg  

Ngay câu đầu tiên của ca khúc đã gây nên cho tôi một sự xúc động rất mạnh mẽ. Hình tượng người lãnh tụ, người con của quê hương cách mạng nung nấu trong tim sự nhiệt huyết lớn lao, nhưng âm thầm lặng lẽ trên những kênh rạch Nam Bộ, bỗng ngời sáng trong lòng ta hơn bao giờ hết. Bác Ba - cái tên thân thương gần gũi "Miền nam bao thương nhớ. Bà con cô bác thân tình gọi là bác ba Lê Duẩn..." rất đỗi thân thương, và con người mộc mạc, giản dị, nhưng rất đỗi trí tuệ như ngàn ngọn đèn thắp sáng trên những kênh rạch miền Nam hay bên dòng sông Thạch Hãn yêu thương... Nói thật, tôi từng nhiều năm là ca sỹ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 9, nên rất thấm tình người phương Nam với Bác Hồ, Bác Ba Lê Duẩn kính yêu.Tôi hát không chỉ bằng trái tim của riêng tôi, mà của những người lính nghệ thuật Quân khu 9, của người dân Nam Bộ với Bác Ba Duẩn kính yêu”.

Nghệ sỹ miền sông nước Cửu Long hát về Bác Ba Lê Duẩn yêu kính - 3

NSƯT Nguyễn Hương Giang thể hiện thành công Ca khúc “Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn 

Nhạc sỹ Ngọc Khuê và nhà thơ Lê Khánh Hưng đã cực kỳ chuẩn xác khi mời NSƯT Hương Giang là ca sỹ đầu tiên thể hiện bài hát này. Gọng nữ cao sáng đẹp, lại đầy cảm xúc, và cũng vô cùng tinh tế để xử lý điêu luyện những luyến láy, hát lên những tên đất, tên người, để những tiếng địa phương vang lên đầy tròn trịa, ngọt ngào và thành kính. Riêng điều này thôi không phải ca sỹ nào cũng làm được, và bởi thế người ca sỹ miền sông nước Cửu Long này đã rất thành công!

Những chặng đường nghệ thuật đã qua, những thành tích nghệ thuật chói sáng, đã giúp Nguyễn Hương Giang hát rất hay, rất thành kính và tình cảm bài hát “ Khắc ghi tên Người- Bác Ba Lê Duẩn”, tác động rất mạnh mẽ đến trái tim người nghe. Chị xứng đáng với tầm vóc bài ca, và bài ca giúp chị thêm những tầm vóc mới...

Link nội dung: https://nguyenhuonggiang.vn/nghe-sy-mien-song-nuoc-cuu-long-hat-ve-bac-ba-le-duan-kinh-yeu-a74.html